Thực đơn ăn dặm cho bé và những điều mẹ cần biết

    Ăn dặm là giai đoạn trẻ bắt đầu làm quen với các loại thực phẩm bởi vậy các bà mẹ thường xây dựng những thực đơn ăn dặm cho bé vô cùng đa dạng. Cùng JapiFoods tham khảo thực đơn ăn dặm khoa học cũng như các nguyên tắc ăn dặm hiệu quả cho con với bài viết dưới đây.

    Thời điểm ăn dặm tốt nhất cho bé?

    Ăn bổ sung, hay còn được gọi là ăn dặm, là quá trình đưa vào chế độ ăn của trẻ những thức ăn giàu năng lượng và chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ, thường ở dạng mềm hoặc đặc.

    Giai đoạn ăn bổ sung thường diễn ra từ 6 đến 24 tháng tuổi, khi trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong quá trình phát triển. Mặc dù sữa mẹ vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho trẻ, nhưng từ 6 tháng tuổi trở đi, nó đã không đủ để đáp ứng tổng nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của trẻ.

    Mặc dù thời điểm ăn dặm hợp lý của đa số trẻ là từ 6 tháng tuổi, bạn vẫn nên căn cứ vào tình trạng thực tế của mỗi bé để quyết định thời gian ăn dặm của con. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm: 

    • Trẻ thích nhìn người khác ăn và có thể thể hiện sự quan tâm đặc biệt vào thức ăn. Việc này có thể thể hiện mong muốn thử nghiệm với thức ăn khác ngoài sữa.
    • Trẻ thích đưa tay vào miệng và có thể thể hiện mong muốn đặt thứ gì đó vào miệng để khám phá và nếm.
    • Trẻ có thể bắt đầu điều chỉnh lưỡi một cách tốt hơn để đưa thức ăn di chuyển trong miệng. Sự linh hoạt này giúp trẻ chuẩn bị cho quá trình nhai.
    • Trẻ bắt đầu thể hiện khả năng nhai và di chuyển hàm lên xuống, là những bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho việc ăn thức ăn rắn hơn.

    Những nguyên tắc ăn dặm cho con mà mẹ nên biết

    Thực đơn ăn dặm cần đầy đủ 4 nhóm chất

    Tinh bột, chất xơ, đạm và chất béo là 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động sống và sự phát triển bình thường của cơ thể con người, đặc biệt là trẻ nhỏ trong giai đoạn ăn dặm. Việc cung cấp đầy đủ và hợp lý 4 nhóm chất này sẽ hỗ trợ tối đa sự phát triển của trẻ về cơ, xương và trí não trong 3 năm đầu đời. Dưới đây là 4 nhóm chất và các loại thực phẩm mẹ nên sử dụng trong chế độ ăn của bé. 

    Nhóm Tinh bột

    - Thực phẩm: Bao gồm ngũ cốc và các loại đường chế biến.

    - Vai trò: Cung cấp năng lượng cho bé, hỗ trợ sự linh hoạt và hoạt động vui chơi.

    - Số lượng khuyến nghị: Trẻ nên được bổ sung 60 - 120g tinh bột mỗi ngày.

    Nhóm Rau Củ Quả

    - Thực phẩm: Bao gồm rau củ quả giàu vitamin và chất xơ như cà rốt, bông cải xanh, cam, xoài, bưởi,...

    - Vai trò: Cung cấp vitamin A, C, B và chất xơ, tăng sức đề kháng và hỗ trợ phát triển tế bào.

    - Số lượng khuyến nghị: Khoảng 300g mỗi ngày.

    Nhóm Đạm, Sữa

    - Thực phẩm: Bao gồm sữa, thịt, cá, trứng và các loại hạt giàu đạm.

    - Vai trò: Cung cấp chất đạm hỗ trợ phát triển cơ bắp, hệ thống miễn dịch, và hệ thần kinh.

    - Số lượng khuyến nghị: 150ml - 250ml sữa hoặc 120 - 150gr thịt mỗi ngày.

    Nhóm Chất Béo

    - Thực phẩm: Bao gồm các loại dầu từ thực vật như dầu mè, dầu oliu, dầu đậu nành.

    - Vai trò: Cung cấp năng lượng, kích thích cơn thèm ăn, giúp hấp thụ các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K,...

    - Số lượng khuyến nghị:  Khoảng 10ml mỗi ngày.

    Lựa chọn phương pháp nấu ăn phù hợp cho bé

    Đánh giá theo khả năng lưu giữ dinh dưỡng sau chế biến, đây là thứ tự các phương pháp nấu ăn mom nên ưu tiên sử dụng cho bé nhà mình nha:

     

    • Hấp được xem là cách chế biến thông minh nhất để giữ các chất dinh dưỡng cần thiết trong thức ăn cho bé, vì hấp là dùng hơi nóng để làm chín thức ăn, do đó thực phẩm sẽ không bị ngâm lâu trong nước. Đồng thời hấp sẽ làm thực phẩm màu chín và có màu sắc đẹp mắt hơn.
    • Xào thức ăn cũng là cách chế biến giúp giữ lại nhiều dinh dưỡng do cần nấu trong thời gian ngắn, không có nước, tránh được hao hụt vitamin B.
    • Luộc và hầm là phương pháp nhiều mẹ sử dụng nhưng nó dễ khiến thực phẩm mất nhiều chất do bị hòa tan trong nước. Mẹ nên dùng nước luộc và hầm để xay nhuyễn thức ăn cho bé.
    • Chiên/ rán - đối với bé ở giai đoạn ăn dặm, các mẹ không nên chế biến món ăn theo cách này, vì ở nhiệt độ cao dầu ăn có thể sinh ra nhiều độc tố không có lợi cho sức khỏe của bé.

    Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 12 tháng tuổi

    Ở tuổi 1, trẻ bắt đầu khám phá thế giới khi chập chững biết đi, với nhu cầu vận động và phát triển hệ thần kinh tăng cao. Nhu cầu dinh dưỡng càng quan trọng để hỗ trợ sự phát triển toàn diện. Tâm lý ăn uống của bé thay đổi, và việc bé khó chấp nhận thức ăn mới là phổ biến. Mẹ cần tập trung vào xây dựng thực đơn và khẩu phần phù hợp để đảm bảo bé nhận đủ chất dinh dưỡng. Dưới đây là gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé từ 12 tháng tuổi mà mẹ có thể tham khảo cho bé yêu nhà mình.

    Thứ 2

    Thứ 3

    Thứ 4 

    Thứ 5

    Thứ 6

    Thứ 7

    Chủ Nhật

    Ở giai đoạn 1 tuổi, hầu hết các bé đều có thể ăn các loại thức ăn mềm nghiền sơ hoặc để nguyên miếng. Việc giữ kết cấu thực phẩm giúp bé tập luyện kỹ năng nhai, kích thích nướu giúp mọc răng. Bởi vậy dù là ở các món cháo, bột xay thì mẹ vẫn nên thêm vào một chút “cái” như chà bông, hải sản rắc cơm hay thịt/ rau củ băm để bé học hỏi kỹ năng ăn uống nha! 

    Với những chia sẻ trên, JapiFoods hy vọng mẹ sẽ có thêm nhiều cảm hứng trên hành trình cùng bé yêu ăn dặm. Đừng quên theo dõi Japi để cập nhật các thông tin hữu ích khác nhé. 

    Tin tức liên quan
    Lễ ký kết chương trình "Blue Ocean - Blue Foods" - Khi kinh doanh là phụng sự

    Lễ ký kết chương trình "Blue Ocean - Blue Foods" - Khi kinh doanh là phụng sự

    Chiều 6/7/2024, lễ ký kết hợp tác giữa ICAFIS và JapiFoods chính thức diễn ra dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư và đại diện Hội Thủy sản Việt Nam,... Đây là dấu mốc quan trọng trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thủy sản, hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh tuần hoàn.

    Lễ ra mắt Chương trình “Blue Ocean – Blue Foods"

    Lễ ra mắt Chương trình “Blue Ocean – Blue Foods"

    “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050” chỉ rõ, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đã và đang tác động đến mọi mặt: kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu. Mỗi quốc gia phải chủ động thích ứng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực tới môi trường biển.

    Tự hào em bé Japi - Nguyễn Hoàng Tấn Phát đạt huy chương vàng Giải cầu lông các nhóm tuổi thiếu niên quốc gia 2024

    Tự hào em bé Japi - Nguyễn Hoàng Tấn Phát đạt huy chương vàng Giải cầu lông các nhóm tuổi thiếu niên quốc gia 2024

    Nguyễn Hoàng Tấn Phát - thế hệ con em CBNV Japi tự hào đạt thành tích xuất sắc tại nội dung Đơn nam - Giải cầu lông các nhóm tuổi thiếu niên quốc gia 2024 được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 25/6 - 30/6.

    Cùng Japi mang hải sản lên vùng cao - Bữa cơm đủ chất níu chân em tới trường

    Cùng Japi mang hải sản lên vùng cao - Bữa cơm đủ chất níu chân em tới trường

    Thông qua quỹ "Nuôi em" của Đài Truyền hình Quốc hội, Những món quà từ Japi đã được gửi tới tay em thơ tại Tả Củ Tỷ - một xã đặc biệt khó khăn của vùng cao thuộc tỉnh Lào Cai.

    Hotline
    Hotline