10 công thức món ăn dinh dưỡng cho bé 4-6 tuổi

    Gợi ý 10 công thức món ăn thơm ngon và giàu dưỡng chất cho bé từ 4-6 tuổi. Mẹ dễ dàng đổi món giúp con ham ăn chóng lớn. 

    Tại sao nên xây dựng list món ăn dinh dưỡng cho trẻ?

    Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ trong độ tuổi 4-6. Trong giai đoạn này, cơ thể và não bộ của trẻ đang phát triển nhanh chóng, đòi hỏi một lượng dinh dưỡng đúng đắn để hỗ trợ sự phát triển toàn diện. Chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối dinh dưỡng sẽ giúp bé khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

    Việc xây dựng list món ăn dinh dưỡng đa dạng giúp bé được thay đổi khẩu vị thường xuyên giúp giảm tình trạng chán ăn, lười ăn của trẻ. Ngoài ra, việc sử dụng nhiều loại thực phẩm và phương pháp nấu ăn giúp bé được trải nghiệm nhiều hơn về vị giác, góp phần xây dựng khẩu vị lành mạnh cho bé khi trưởng thành. 

    Mỗi ngày bé 4-6 tuổi nên ăn bao nhiêu bữa là hợp lý?

    Ở độ tuổi đi học, bé sẽ cần nhiều năng lượng để phục vụ cho các hoạt động vui chơi và học tập. Việc bổ sung các món ăn dinh dưỡng với số lượng hợp lý vô cùng quan trọng. Số lượng bữa ăn mỗi ngày cho trẻ 4-6 tuổi thường nên được chia thành 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa ăn nhẹ (snack) giữa các bữa chính. 

    Bữa sáng: Nên bao gồm thức ăn như ngũ cốc giàu canxi, sữa, hoặc yogurt kèm theo trái cây hoặc nước trái cây tươi.

    Bữa trưa: Chia thành các phần nhỏ cho thức ăn chính như thịt, cá, chế phẩm từ sữa, gạo hoặc mì ăn kèm rau củ. Bổ sung một loại trái cây hoặc rau xanh.

    Bữa tối: Tương tự như bữa trưa, nhưng có thể thay đổi các nguồn thực phẩm để cung cấp sự đa dạng.

    Bữa ăn nhẹ (snack): Cung cấp giữa các bữa chính để giữ năng lượng và đảm bảo trẻ không đói quá lâu. Snack nên là những thức ăn lành mạnh như hoa quả tươi, sữa chua, hoặc snack ngũ cốc hỗ trợ.

    Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ (tùy chọn): Nếu trẻ đói trước khi đi ngủ, có thể cung cấp một bữa nhẹ như sữa hoặc trái cây để giúp trẻ ngủ ngon hơn.

    Các loại chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ từ 4-6 tuổi

    Trẻ nhỏ trong giai đoạn 4-6 tuổi cần những chất dinh dưỡng cụ thể để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của cơ thể và trí óc. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ nhỏ trong độ tuổi này:

    Protein (Đạm): Chất đạm có vai trò hỗ trợ sự phát triển cơ bắp, tăng cường sức mạnh và hỗ trợ quá trình phục hồi sau hoạt động vận động. Các thực phẩm giàu đạm bao gồm: Thịt, cá, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa.

    Canxi và Vitamin D: Quan trọng cho sự phát triển xương và răng. Nguồn thực phẩm: Sữa và sản phẩm từ sữa, cá hồi, thực phẩm giàu canxi như rau xanh, các loại hạt.

    Chất béo không no: Các chất béo có lợi giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ sự phát triển của não bộ và tăng cường khả năng học tập. Trong đó, các axit béo omega-3 và omega-6 giúp nâng cao khả năng tập trung, tư duy logic. Nguồn thực phẩm: Cá hồi, tôm, dầu cá, hạt hạt chia, hạt hạt lanh, dầu hạt hạt, các loại hạt giống.

    Vitamin A: Quan trọng cho sự phát triển của mắt và hệ thống miễn dịch. Nguồn thực phẩm giàu vitamin A: Cà rốt, bí ngô, cam, cà chua.

    Vitamin C: Hỗ trợ sự phát triển của mô liên kết, tăng cường hệ miễn dịch. Nguồn thực phẩm: Cam, dâu, kiwi, cà chua.

    Vitamin E: Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tác động của gốc tự do, có nhiều trong các loại hạt (hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt bí), quả bơ,...

    Vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B12): Hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, phát triển hệ thần kinh. Vitamin B có nhiều trong ngũ cốc, thịt, cá, thực phẩm giàu protein.

    Khoáng chất như sắt và kẽm: Hỗ trợ sự phát triển tế bào, hệ thống miễn dịch và tăng cường năng lượng. Khoáng chất có nhiều trong hạt, các loại thịt, hải sản, gan động vật,...

    Để đảm bảo bé được bổ sung đủ 4 nhóm chất quan trọng và các vitamin, khoáng chất thiết yếu, mẹ nên thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong chế độ ăn của con. 

    Gợi ý 10 món ăn dinh dưỡng hấp dẫn cho bé 4 - 6 tuổi

    Khoai tây chiên trứng - món ăn dinh dưỡng thơm ngon

    - Nguyên liệu: Khoai tây, trứng, bột mì, gia vị nêm

    - Cách làm: Khoai tây xắt cọng mỏng và dài sau đó rửa lại với nước, vắt ráo. Trộn hỗn hợp khoai tây, bột mì, hành lá, xúc xích xắt sợi nhỏ, gia vị vừa miệng. Chiên ít dầu trên chảo chống dính, tạo hình tổ chim và cho lòng đỏ trứng vào giữa. Chiên đến khi vàng là đã có thể sử dụng. 

    Chả rau củ - công thức cho trẻ biếng ăn rau

    - Nguyên liệu: Thịt lợn, cà rốt, bí xanh, tinh bột bắp, gia vị

    - Cách làm: Trần sơ bí và cà rốt sau đó vắt ráo nước. Cho nguyên liệu vào bát và trộn đều. Vo tròn và hấp khoảng 20 phút. 

    Chả thịt heo bắp cải - món ăn dinh dưỡng dễ làm tại nhà

    - Nguyên liệu: Thịt heo, cà rốt, bắp cải, tinh bột bắp

    - Cách làm: Rau củ thái nhỏ, ướp với một chút muối trong 5 phút và vắt cho mềm. Trộn đều thịt, rau, bột bắp và nêm vừa miệng. Vo tròn, hấp chín trong 20 phút. Có thể phết thêm chút dầu ăn cho món ăn bóng đẹp.

    Chả nấm rau củ thơm ngon đưa cơm

    - Nguyên liệu: Thịt heo, nấm, rau xanh, cà rốt, tinh bột bắp, đậu hũ

    - Cách làm: Luộc sơ rau. Băm nhỏ nấm, rau xanh và đậu hũ. Trộn đều với gia vị vừa ăn. Vo tròn và hấp chín. 

    Cháo tôm bí đỏ đậu xanh giàu năng lượng cho bé

    - Nguyên liệu: Tôm hoặc Hải sản rắc cơm vị Tôm nguyên vị, bí đỏ, đậu xanh, gạo

    - Cách làm: Bí đỏ hấp chín và tán nhuyễn. Gạo và đậu xanh nấu thành cháo nhừ, thêm bí đỏ, tôm tươi (đã sơ chế, hấp chín) hoặc hải sản rắc cơm vị tôm vào nấu thêm 2 phút.

    Cháo tôm củ dền đổi vị cho bé

    - Nguyên liệu: Tôm, củ dền, cà rốt, gạo

    - Cách làm: Gạo nấu thành cháo đặc. Tôm làm sạch, lột vỏ, hấp chín. Củ dền, cà rốt hấp chín xay nhuyễn. Sau khi cháo chín nhừ cho củ dền và cà rốt vào nấu thêm 2 phút nữa thì tắt bếp. Mẹ cho tôm đã băm lên trên, thêm dầu ăn cho bé và phô mai tùy chọn. 

    Tôm xào trứng đậm đà

    - Nguyên liệu: Tôm (10 con), trứng gà (2 quả), gia vị

    - Cách làm: Tráng trứng, cắt thành miếng vừa ăn. Tôm rửa sạch, hấp chín sau đó làm sạch vỏ và đầu. Xào đều tôm và trứng, nêm gia vị vừa miệng. 

    Bò xào xốt chua ngọt giàu đạm

    - Nguyên liệu: Thịt thăn bò, cà chua, đường, dầu ăn, hành lá, gia vị

    - Cách làm: Rửa sạch thịt, loại bỏ màng dai, thái miếng mỏng vừa ăn, ướp muối và tỏi trong 15-20 phút. Phi thơm tỏi và cho thịt bò vào xào ở lửa lớn, đảo luôn tay đến khi thịt chín tái thì nêm nước mắm, cho cà chua vào xào chín, thêm hành.

    Cá hồi sốt bơ tỏi giàu chất béo có lợi

    - Nguyên liệu: Phi lê cá hồi, bơ lạt, tỏi băm, hành tím, gia vị

    - Cách làm: Khử tanh cá hồi bằng sữa tươi, vớt ra để ráo. Ướp cá hồi với 1 chút muối, xoa đều để cá thấm gia vị sau đó đem đi áp chảo chín đều 2 mặt. Đun sôi 10g bơ lạt, phi thơm hành tỏi băm, cho nước mắm và nước cốt chanh đảo đều. Cho cá hồi vào sốt và đun nhỏ lửa 1-2 phút. 

    Sườn rim nước tương ngọt thơm bé thích mê

    - Nguyên liệu: Sườn heo non, nước hàng, nước tương, xì dầu, gừng, hành, nước dừa

    - Cách làm: Đun sôi nước, cho sườn vào nấu trong 3-4 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Ướp sườn cùng gia vị, nước hàng trong 15 phút. Đảo đều sườn trên chảo, thêm xì dầu, nước tương, nước dừa và đun nhỏ lửa trong 20-25 phút cho chín mềm.

    Các lưu ý khi lên thực đơn món ăn dinh dưỡng cho bé từ 4 - 6 tuổi

    Khi lựa chọn thực đơn ăn uống cho bé trong độ tuổi 4-6, bố mẹ nên đảm bảo sử dụng thực phẩm trong đủ 4 nhóm chất: chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, nên sử dụng phong phú các loại thịt, rau, hoa quả, đổi món thường xuyên giúp bé tăng khẩu vị. Nên ưu tiên các phương pháp nấu ăn ít sử dụng dầu mỡ như hấp, xào, kho,... Sử dụng ít muối, ít đường cũng là khuyến cáo chuyên gia dinh dưỡng dành cho các bé dưới 6 tuổi. 

    Tin tức liên quan
    Hội thảo khép kín chuỗi rong biển giá trị cao

    Hội thảo khép kín chuỗi rong biển giá trị cao

    Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình “Blue Ocean – Blue Foods” nhằm xây dựng bể chứa carbon cho ngành thủy sản, được điều phối bởi Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) – Hội Thủy sản Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Japi Foods. Sự kiện không chỉ mang ý nghĩa thiết thực trong việc phát triển bể chứa carbon cho ngành thủy sản, mà còn thúc đẩy xu hướng sản xuất và tiêu dùng “xanh”.

    Lễ ký kết chương trình "Blue Ocean - Blue Foods" - Khi kinh doanh là phụng sự

    Lễ ký kết chương trình "Blue Ocean - Blue Foods" - Khi kinh doanh là phụng sự

    Chiều 6/7/2024, lễ ký kết hợp tác giữa ICAFIS và JapiFoods chính thức diễn ra dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư và đại diện Hội Thủy sản Việt Nam,... Đây là dấu mốc quan trọng trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thủy sản, hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh tuần hoàn.

    Lễ ra mắt Chương trình “Blue Ocean – Blue Foods"

    Lễ ra mắt Chương trình “Blue Ocean – Blue Foods"

    “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050” chỉ rõ, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đã và đang tác động đến mọi mặt: kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu. Mỗi quốc gia phải chủ động thích ứng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực tới môi trường biển.

    Tự hào em bé Japi - Nguyễn Hoàng Tấn Phát đạt huy chương vàng Giải cầu lông các nhóm tuổi thiếu niên quốc gia 2024

    Tự hào em bé Japi - Nguyễn Hoàng Tấn Phát đạt huy chương vàng Giải cầu lông các nhóm tuổi thiếu niên quốc gia 2024

    Nguyễn Hoàng Tấn Phát - thế hệ con em CBNV Japi tự hào đạt thành tích xuất sắc tại nội dung Đơn nam - Giải cầu lông các nhóm tuổi thiếu niên quốc gia 2024 được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 25/6 - 30/6.

    Hotline
    Hotline