Sau 6 tháng tuổi, dinh dưỡng từ sữa mẹ đã không còn đủ cho nhu cầu hàng ngày, đây là lúc trẻ cần được chuyển sang chế độ ăn dặm.
Tuy nhiên trong giai đoạn này trẻ rất hay gặp phải tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân do nhiều nguyên nhân. Cùng JapiFoods tham khảo phương pháp để hỗ trợ bé ăn dặm tăng cân đều đặn và tự nhiên bố mẹ nhé!
Bé chậm tăng cân khi chuyển sang ăn thô
Về các vấn đề thường gặp của trẻ khi ăn dặm, ThS. Bác sĩ Đinh Ngọc Hoa - Bác sĩ Chuyên khoa nhi với hơn 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị cho nhiều bệnh nhi đã có những chia sẻ rất chi tiết:
Độ tuổi ăn dặm từ 6 - 24 tháng tuổi là giai đoạn bé có nhiều chuyển biến về tâm sinh lý và hành vi. Đặc biệt là khi bé đã chập chững biết đi, trẻ sẽ trở nên tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh. Trẻ thường có xu hướng lựa chọn đồ ăn loãng, một phần vì đã quen với đồ ăn dạng lỏng như cháo và súp trước đó, một phần vì không cần nhai nuốt gây ảnh hưởng tới việc vui chơi của em bé. Bé không chịu ăn thô hoặc ăn với lượng rất ít sẽ dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng, chậm tăng cân và chiều cao.
Khi này, mẹ cần kiên trì tập cho bé ăn thức ăn thô bằng cách cho trẻ ăn ít một và tăng dần số lượng. Vì bé ở độ tuổi thích khám phá, bố mẹ cũng có thể kích thích con ăn uống với nhiều loại thức ăn có màu sắc và hình dạng bắt mắt trong một bữa ăn. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các thức ăn giàu năng lượng như ruốc cá hay ruốc thịt.
Bé từ chối thực phẩm tươi
Không ít trẻ chỉ ăn một số loại thức ăn nhất định, thậm chí đến 3 - 4 tuổi vẫn không ăn được rau, thịt cá,... Không chịu ăn hoa quả, rau củ tươi nhưng lại dễ dàng chấp nhận hơn khi chúng được chế biến thành dạng sấy khô, snack,... là tâm lý chung của nhiều em bé. Theo bác sĩ, về mặt dinh dưỡng bố mẹ hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm dạng sấy khô để bổ sung khi con không chịu ăn đồ tươi. Tuy nhiên bố mẹ nên lựa chọn các sản phẩm không chứa chất bảo quản, chất điều vị hay tạo màu có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Bé ăn tốt nhưng không tăng cân
Trẻ ăn tốt, khỏe mạnh nhưng vẫn không phát triển chiều cao hay cân nặng? Có 2 trường hợp có thể dẫn đến tình trạng này đó là bé hấp thụ kém hoặc bé không được cung cấp đủ năng lượng. Trong trường hợp bé kém hấp thu do niêm mạc ruột không phát triển, bố mẹ cần đưa trẻ tới thăm khám tại cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Trường hợp thứ 2 là bé ăn nhiều nhưng chậm tăng cân do hiếu động. Khi năng lượng cơ sở từ bữa ăn hàng ngày không đáp ứng đủ cho việc vui chơi chạy nhảy của trẻ thì cơ thể sẽ sử dụng tới năng lượng dự trữ. Trong thời gian dài không có sự điều chỉnh phù hợp về chế độ ăn gây nên tình trạng trẻ chậm tăng cân.
Các phương pháp giúp hỗ trợ trẻ tăng cân đều đặn tự nhiên
Có thể thấy việc chậm tăng cân và kém phát triển chiều cao của trẻ từ độ tuổi ăn dặm đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng. Để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cho sự phát triển toàn diện trong những năm đầu đời, bố mẹ nên lưu ý:
Xây dựng cho bé một chế độ ăn đầy đủ và cân đối giữa 4 nhóm chất trong đó bao gồm: chất đạm (thịt, cá, tôm, cua,...), chất xơ và vitamin (rau củ, trái cây), chất béo (dầu, mỡ), chất bột đường (gạo, ngô, khoai,...).
Đa dạng hóa thực đơn với nhiều loại thực phẩm để bé được cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú nhất. Tuy nhiên có một thực tế là nhiều trẻ kén ăn, không thích ăn thịt cá và rau củ gây nên sự mất cân bằng về mặt dinh dưỡng. Khi này ba mẹ có thể bổ sung cho bé ăn dặm bằng hải sản rắc cơm JapiFoods được sản xuất từ tôm tươi, cá hồi và rau củ sấy. Hơn nữa hải sản rắc cơm JapiFoods có chứa nhiều protein, DHA và nano canxi dễ hấp thu giúp hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng để bé phát triển tối ưu.
Sắp xếp cho trẻ chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Do hoocmon tăng trưởng thường tiết ra vào ban đêm nên việc ngủ đủ giấc sẽ giúp hỗ trợ bé phát triển tốt hơn về cả chiều cao và cân nặng.
Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp hỗ trợ bé tăng cân đều đặn mà còn là nền tảng quan trọng cho sức khỏe của trẻ nhỏ trong những năm đầu đời. Những trải nghiệm tốt trong thời gian ăn dặm cũng góp phần xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh của bé khi lớn lên.
|