Một ngày của mẹ quay cuồng với ti tỉ công việc bận rộn: đi làm, dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng,... Có con rồi, mẹ càng dành nhiều thời gian hơn trong bếp cho con những bữa ăn ngon lành, đầy đủ dưỡng chất nhất. Nhưng mẹ ơi, đừng mãi tất bật mà quên dành thời gian chăm sóc cho bản thân mình, vì mẹ mạnh khỏe, vui vẻ thì cả nhà mới hạnh phúc.
Hãy áp dụng những "bí kíp" đơn giản mà khoa học dưới đây để tiết kiệm thời gian bếp núc mẹ nhé!
1. Lên sẵn thực đơn trong tuần
Thay vì mỗi ngày đều đau đầu nghĩ "hôm nay đi chợ nấu món gì nhỉ?", mẹ hãy tham khảo thực đơn dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi của con và lên kế hoạch trước cho cả tuần. JapiFoods sẽ có một bài riêng về thực đơn dành cho bé ăn dặm của chuyên gia, mẹ hãy theo dõi website để cập nhật thông tin nhé!
2. Chuẩn bị & sơ chế nguyên liệu
Đã có thực đơn rồi, mẹ có thể đi chợ hoặc đặt mua nguyên liệu trước. Sơ chế củ quả, ướp sẵn thịt cá, chia khẩu phần từng ngày rồi bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, đến bữa chỉ cần lấy ra chế biến, tiện lợi hơn hẳn!
Mẹ cũng đừng quên lưu lại điều kiện bảo quản một số loại thực phẩm thường dùng sau đây:
- Thịt bò tươi: cất trữ tối đa 2 tháng ở nhiệt độ -3 độ C
- Thịt heo tươi: cất trữ tối đa 3 tháng ở nhiệt độ -1 đến -3 độ C
- Thịt gia cầm: cất trữ tối đa 3 tháng ở nhiệt độ -12°C
- Cá tươi: cất trữ tối đa 5 - 6 ngày ở ngăn mát
- Tôm: cất trữ tối đa 5 - 6 ngày ở ngăn mát
- Trứng: cất trữ tối đa 20 ngày ở ngăn mát
- Nước hoa quả: bảo quản trong ngăn mát 7 – 10 ngày khi đã mở hộp, 3 tháng nếu chưa mở hộp
- Hoa quả: 7 ngày ở nhiệt độ 8 - 10°C
- Rau tươi: 5 – 6 ngày ở nhiệt độ 7 - 10°C
3. Sử dụng thực phẩm chế biến sẵn
Ngày càng có nhiều thương hiệu thực phẩm chế biến sẵn chất lượng, giúp cả gia đình có một bữa ăn ngon chỉ trong 5 phút. Kể cả với độ tuổi ăn dặm của con, mẹ cũng có thể mua những sản phẩm ăn liền như Hải sản rắc cơm JapiFoods - vừa đảm bảo độ tươi, ngon, sạch, vừa cung cấp đầy đủ đạm, vitamin và các dưỡng chất thiết yếu như nano canxi, DHA, omega,... Thay vì 50 phút nấu nướng, chỉ cần 5 giây mở gói là có ngay một bữa ngon trọn vẹn cho con!
4. Sắp xếp góc bếp khoa học
Phân loại và sắp xếp vật dụng trong bếp giúp mẹ tiết kiệm rất nhiều thời gian loay hoay tìm kiếm mỗi khi cần. Đơn giản như dán nhãn, đặt dầu ăn, mắm muối, dụng cụ nấu nướng gần bếp, trong tầm tay với; đóng hộp nguyên liệu và chia kệ, tủ lưu trữ rõ ràng - mẹ sẽ bất ngờ khi thấy thời gian đứng bếp ngắn hẳn lại đấy!
5. Chia sẻ công việc bếp núc
Mỗi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm với việc nhà. Vì vậy, mẹ đừng ngại chia sẻ, hướng dẫn bố và con đỡ đần mẹ nấu nướng nhé. Cùng nhau vào bếp chẳng những giúp mẹ giảm bớt căng thẳng mà còn thắt chặt tình cảm gia đình nữa đấy!