Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ nhỏ & lưu ý cho cha mẹ

    Vi chất dinh dưỡng là gì?

    Vi chất dinh dưỡng là các loại vitamin, khoáng chất nói chung và các chất dinh dưỡng đa lượng nói riêng bao gồm protein, chất béo, carbohydrate. Chúng đóng vai trò thiết yếu trong sản xuất năng lượng, hỗ trợ chức năng miễn dịch, đông máu, tăng trưởng, tăng cường sức khỏe của xương, cân bằng chất lỏng và một số quá trình khác.

    Phần lớn vitamin và khoáng chất không tự sản xuất trong cơ thể mà phải được bổ sung từ thực phẩm.

    Tác hại thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ

    Thiếu máu

    Thiếu sắt do thiếu máu là một trong những tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng thường gặp ở trẻ. Thiếu máu có thể khiến trẻ hay buồn ngủ, kém tập trung, chậm phát triển về thể chất lẫn trí tuệ. Trẻ bị thiếu máu nặng có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn. Ở giai đoạn bào thai, nếu người mẹ không cung cấp đủ sắt cho chính mình và thai nhi thì có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị dị tật ống thần kinh bẩm sinh hoặc sinh non.

    Còi xương

    Thiếu vitamin D và canxi dẫn đến còi xương ở trẻ rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến giai đoạn trưởng thành, gây bệnh loãng xương.

    Bướu cổ

    Thiếu iot dẫn đến bướu cổ cũng là tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng thường gặp. Ở giai đoạn bào thai, nếu người mẹ không cung cấp đủ iot có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu. Trẻ sau khi sinh thiếu iod trong thời gian dài có nguy cơ bị khuyết tật về tay, chân, tai, mắt, miệng, tổn thương não, đần độn, chậm phát triển trí tuệ và thể chất.

    Suy dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng

    Thiếu kẽm dẫn đến suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em thường gặp. Thiếu kẽm khiến trẻ còi cọc, chậm phát triển do biếng ăn, suy giảm sức đề kháng, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn bào thai, trẻ bị thiếu kẽm làm tăng nguy cơ nhẹ cân và thấp lùn sau khi sinh. Lớn lên, trẻ có thể chậm dậy thì, chậm phát triển xương.

    Các bệnh về mắt

    Thiếu vitamin A là bệnh thiếu vi chất ở trẻ sơ sinh thường gặp. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến các bệnh về mắt như mù lòa, quáng gà. Ngoài ra, thiếu vitamin A cũng ảnh hưởng đến sự phát triển, tăng trưởng về cân nặng, chiều cao, khả năng miễn dịch của trẻ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa như tiêu chảy, đường hô hấp.

    Thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam

    Trẻ em Việt Nam thiếu 50% nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn mỗi ngày.

    Nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho thấy: Suy dinh dưỡng gầy còm chiếm tỷ lệ cao nhất với 29,1%, tiếp theo đến suy dinh dưỡng nhẹ cân và thấp còi ( 23,3% và 21,4%). Thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở mức khá cao với 38,8% trẻ thiếu máu; 7,8% thiếu sắt huyết thanh; 17,5% thiếu máu thiếu sắt; 37,9% thiếu vitamin D; 1,9% thiếu canxi. Nhóm trẻ 2 - 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ thiếu vi chất cao hơn, cần chú trọng nhiều trong vấn đề bổ sung, chăm sóc dinh dưỡng.

    Biểu hiện của thiếu vi chất dinh dưỡng

    - Trẻ chậm tăng cân

    - Trẻ chậm phát triển chiều cao

    - Trẻ hay bị ốm hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm mũi họng kéo dài hoặc tiêu chảy tái diễn

    - Rụng tóc, quấy khóc đêm và ra mồ hôi trộm, trằn trọc, khó ngủ.

    - Da xanh, tóc khô và móng tay dễ gãy

    - Đau nhức xương khớp, biến dạng xương, biến dạng lồng ngực

    Khi trẻ có những biểu hiện trên thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra xem có trẻ có thiếu vi chất dinh dưỡng không và thiếu vi chất gì, để từ đó có biện pháp bổ sung can thiệp kịp thời. Trong một số trường hợp, trẻ không bị suy dinh dưỡng vẫn có thể bị thiếu vi chất dinh dưỡng do cách nuôi dưỡng chưa hợp lý.

    Cách bổ sung vi chất dinh dưỡng cho con

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cách bổ sung vi chất dinh dưỡng chủ động và an toàn nhất chính là thông qua nguồn thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày. Chế độ ăn hàng ngày cần cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm chính (nhóm bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất).

    Cần phải sử dụng đa dạng các loại thực phẩm. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn. Chú ý các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng như các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E…; các chất khoáng như sắt, canxi, kẽm, axit folic… Thường xuyên thay đổi món để tạo cảm giác ngon miệng và cung cấp đầy đủ nhu cầu vi dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

    Khi trẻ ăn dặm cần ăn đủ các nhóm chất. Khi chế biến cần lưu ý thêm dầu, mỡ để tăng cường hấp thu các loại vitamin như vitamin A, D, E...

    Các món ăn bổ sung vi chất dinh dưỡng cho con

    Cha mẹ có thể tham khảo và bổ sung vi chất cho trẻ suy dinh dưỡng theo 3 cách sau:

    ❖ Bổ sung ngắn hạn: Bổ sung trực tiếp bằng đường uống thông qua thực phẩm tổng hợp dạng cốm, dạng viên (ví dụ cốm bổ sung kẽm, viên vitamin A, viên sắt ...) Cách bổ sung này được áp dụng với những tình trạng thiếu hụt vi chất nghiêm trọng, gây các biểu hiện có thể nhìn được như chán ăn, biếng ăn, chậm tăng cân, thấp còi, hay ốm, đề kháng yếu, miễn dịch kém...

    ❖ Bổ sung trung hạn: Bổ sung gián tiếp bằng đường ăn thông qua thực phẩm được bổ sung vi chất dinh dưỡng như bột mì, muối ăn, nước mắm,... là những thực phẩm được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày. Cách bổ sung này được áp dụng nhằm dự phòng tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trên diện rộng vì đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao và kết quả duy trì.

    ❖ Bổ sung dài hạn: Bổ sung gián tiếp bằng đường ăn thông qua thực phẩm cung cấp trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Nguồn gốc vi chất dinh dưỡng có thể đến từ thực vật và động vật. Cải thiện dinh dưỡng bữa ăn bằng cách tăng cường những loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng là cách dễ áp dụng, đơn giản, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững, cung cấp đa dạng các nhóm chất.

     

    Tin tức liên quan
    Hội thảo khép kín chuỗi rong biển giá trị cao

    Hội thảo khép kín chuỗi rong biển giá trị cao

    Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình “Blue Ocean – Blue Foods” nhằm xây dựng bể chứa carbon cho ngành thủy sản, được điều phối bởi Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) – Hội Thủy sản Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Japi Foods. Sự kiện không chỉ mang ý nghĩa thiết thực trong việc phát triển bể chứa carbon cho ngành thủy sản, mà còn thúc đẩy xu hướng sản xuất và tiêu dùng “xanh”.

    Lễ ký kết chương trình "Blue Ocean - Blue Foods" - Khi kinh doanh là phụng sự

    Lễ ký kết chương trình "Blue Ocean - Blue Foods" - Khi kinh doanh là phụng sự

    Chiều 6/7/2024, lễ ký kết hợp tác giữa ICAFIS và JapiFoods chính thức diễn ra dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư và đại diện Hội Thủy sản Việt Nam,... Đây là dấu mốc quan trọng trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thủy sản, hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh tuần hoàn.

    Lễ ra mắt Chương trình “Blue Ocean – Blue Foods"

    Lễ ra mắt Chương trình “Blue Ocean – Blue Foods"

    “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050” chỉ rõ, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đã và đang tác động đến mọi mặt: kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu. Mỗi quốc gia phải chủ động thích ứng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực tới môi trường biển.

    Tự hào em bé Japi - Nguyễn Hoàng Tấn Phát đạt huy chương vàng Giải cầu lông các nhóm tuổi thiếu niên quốc gia 2024

    Tự hào em bé Japi - Nguyễn Hoàng Tấn Phát đạt huy chương vàng Giải cầu lông các nhóm tuổi thiếu niên quốc gia 2024

    Nguyễn Hoàng Tấn Phát - thế hệ con em CBNV Japi tự hào đạt thành tích xuất sắc tại nội dung Đơn nam - Giải cầu lông các nhóm tuổi thiếu niên quốc gia 2024 được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 25/6 - 30/6.

    Hotline
    Hotline