Kiến thức cơ bản về thức ăn cho trẻ em

    1. Làm cách nào để lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho trẻ?

    Từ rau và các loại trái cây đơn giản, các bà mẹ sẽ có khá nhiều lựa chọn liên quan đến các loại thực phẩm dành cho trẻ, vì vậy không có gì ngạc nhiên nếu chúng ta phân vân không biết nên chọn những loại nào. Thức ăn cho trẻ sẽ được quy định phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bé, trong đó giai đoạn 1 dành cho trẻ mới bắt đầu ăn dặm, giai đoạn 2 và 3 dành cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi là những bé đã ăn dặm nhiều hơn.

    Với giai đoạn 1, thức ăn dành cho trẻ sẽ được xay nhuyễn gần như ở dạng lỏng, giai đoạn 2 độ đặc đã được tăng lên và giai đoạn 3 thức ăn cho trẻ sẽ đặc sệt khi mà hệ tiêu hóa của bé đã phát triển ổn định. Khi nói đến các thành phần thức ăn, các bà mẹ không phải lo lắng nhiều về muối vì chúng không còn được thêm vào hầu hết các thức ăn trẻ em. Nhưng nên tránh thức ăn có thêm đường và tinh bột, chúng chỉ cung cấp năng lượng mà không giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng nào khác. Ăn dặm Thức ăn cho trẻ sẽ được quy định phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bé

    2. Cách giới thiệu thức ăn mới cho trẻ

    Cho trẻ ăn những loại thức ăn đơn giản cho đến khi chắc chắn bé có thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng mà không có biểu hiện dị ứng hay ngộ độc thực phẩm trước khi để trẻ ăn những loại thức ăn mới. Túi đựng thức ăn có thể rất tiện lợi với nhiều cha mẹ tuy nhiên hãy đảm bảo bé sẽ được tập ăn bằng thìa. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần học cách cắn, nhai, nuốt và cần có cơ hội khám phá mùi vị, kết cấu của từng loại thức ăn khác nhau. Với những loại thức ăn đựng trong túi sẽ thật khó để trẻ có thể cảm nhận những điều đó.

    3. Thực phẩm hữu cơ dành cho trẻ nhỏ

    Nhiều bậc cha mẹ sử dụng thích thực phẩm hữu cơ cho trẻ em, mặc dù giá thành cao hơn, vì họ muốn cho con mình ăn thực phẩm không có thuốc trừ sâu và các hóa chất khác. Nhưng các bậc cha mẹ khác hoàn toàn có thể cảm thấy yên tâm khi biết rằng các sản thức ăn cho trẻ khác đáp ứng đủ tất cả các yêu cầu về thức ăn cho trẻ do Cơ quan Bảo vệ Môi trường đặt ra. Tùy vào hoàn cảnh, kinh tế cũng như nhiều yếu tố khác, các bà mẹ sẽ cần cân nhắc và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bé và gia đình của mình.

    4. Tự chế biến thức ăn cho trẻ

    Các bà mẹ hoàn toàn có thể tự chế biến thức ăn cho trẻ thay vì mua thực phẩm ngoài chợ hay siêu thị. Việc chế biến thức ăn cho trẻ đôi khi chỉ cần xay nhuyễn các loại trái cây, rau, ngũ cốc và các loại thực phẩm khác với một ít sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước đến độ đặc mong muốn. Ngoài ra các bà mẹ cũng có thể chế biến thức ăn cho trẻ từ chính những loại thức ăn mà cả gia đình ăn trong bữa đó. Điều đó sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc mua đồ ăn sẵn cho trẻ. Các loại máy xay sinh tố, máy xay thực phẩm là công cụ không thể thiếu trong việc chế biến thức ăn cho trẻ.

    Với các loại trái cây mềm và thực phẩm chín, các bà mẹ thậm chí có thể nghiền chúng bằng nĩa hoặc đẩy thực phẩm qua một lưới lọc bằng lưới thép đơn giản. Ngoài ra các bà mẹ cũng có thể sử dụng những khay đá để bảo quản đồ ăn thừa. ăn dặm ở trẻ sinh non Các bà mẹ hoàn toàn có thể tự chế biến thức ăn cho trẻ thay vì mua thực phẩm ngoài chợ hay siêu thị

    5. Thức ăn của trẻ có thể bảo quản trong bao lâu?

    Nói chung, với các loại đóng hộp sẵn dành cho trẻ em mua ở cửa hàng có chứa thịt, cá hoặc trứng có thể được bảo quản trong khoảng 24 giờ. Những món ăn chỉ làm từ trái cây và rau quả sẽ có thể bảo quản kéo dài hai hoặc ba ngày. Các túi thực phẩm đã mở nắp nên được sử dụng trong vòng 24 giờ. Ngoài ra trong nhác mác gắn trên bao bì đôi khi cũng ghi rõ thời gian bảo quản và các bà mẹ hoàn toàn có thể kiểm tra trên đó. Trước khi cất thức ăn thừa của bé vào tủ lạnh hãy đảm bảo mình hay người cho trẻ ăn không nhúng thìa của trẻ vào đó bởi điều này có thể khiến vi khuẩn phát triển. Do đó, thay vì cho bé ăn trực tiếp từ hộp thức ăn hãy xúc một lượng nhỏ, cho vào bát hoặc đĩa để bé ăn từ đó.

    6. Hâm nóng thức ăn cho bé bằng lò vi sóng

    Hâm nóng thức ăn cho bé bằng lò vi sóng là điều tốt nhưng hãy cẩn thận. Thực phẩm được hâm nóng trong lò vi sóng có thể nhanh chóng trở nên quá nóng và thường vượt quá "điểm nóng". An toàn nhất là hâm thức ăn cho trẻ trên bếp. Một phương pháp hâm nóng tốt khác là đặt hộp đựng thức ăn trẻ em vào một bát nước nóng. (các bà mẹ có thể đun cách thủy trong lò vi sóng hoặc chỉ sử dụng nước đun sôi). Đặt hộp đựng thức ăn trong đó vài phút và nó sẽ nhanh chóng ấm lên. Lò vi sóng Hâm nóng thức ăn cho bé bằng lò vi sóng là điều tốt nhưng hãy cẩn thận

    7. 13 điều cơ bản về thức ăn cho trẻ mà cha mẹ cần biết

    Trước tiên hãy đảm bảo rằng trẻ đã sẵn sàng ăn thức ăn đặc. Hầu hết trẻ sơ sinh có thể bắt đầu ăn thức ăn đặc từ 6 tháng, thậm chí có thể sớm hơn. Các bà mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy sự thích thú của trẻ với những món ăn mới qua việc phấn khích, tự ngồi dậy khi thấy thức ăn,... đó chính sự biểu hiện cho sự sẵn sàng ăn thức ăn đặc. Các bà mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa trước khi bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc.

    Do cấu trúc răng của trẻ chưa phát triển nên tất cả thức ăn cần được trộn đều thành một dạng nhuyễn để đảm bảo trẻ có thể nhai, tiêu hóa dễ dàng. Hãy bắt đầu bằng cách cho trẻ ăn từng loại thức ăn một để các bà mẹ dễ dàng tìm ra các bất kỳ dấu hiệu dị ứng thực phẩm nào của trẻ. Thường có thể là trứng, hạt cây, đậu phộng, sữa bò, cá, đậu nành và lúa mì. Không nên cho trẻ uống mật ong cho đến khi trẻ được ít nhất một tuổi vì nó chứa một loại hormone có thể gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa của trẻ. Các bà mẹ cần lựa chọn những nguyên liệu tươi, có chất lượng tốt vì hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn đang phát triển.

    Trong quá trình chế biến cần làm sạch và nấu chín kỹ chúng. Một số loại thực phẩm có thể dẫn đến nhiều khí, vì vậy các bà mẹ có thể đợi một lúc trước khi cho bé ăn những thứ này, điển hình như súp lơ trắng, bắp cải, bông cải xanh, đậu, trái cây họ cam quýt, mầm brussel và bột yến mạch. Các bà mẹ nên tham khảo danh sách các loại thực phẩm gây đầy hơi từ các bác sĩ nhi khoa.

    Bắt đầu cho trẻ ăn từ những phần nhỏ như 2-3 thìa thức ăn/bữa cho trẻ từ 4-6 tháng. Sau đó tăng dần khẩu phần ăn của trẻ lên. Bên cạnh đó, các bà mẹ có thể bổ sung một số món ăn vặt mà trẻ thích từ 1-2 lần/ngày. Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc thì sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ trở thành chất bổ sung cho chế độ ăn của chúng. Cho tới thời điểm 9 tháng, mẹ có thể cho trẻ uống từ 20-28 ounce sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày và tới 9-12 tháng thì giảm xuống tới 16-24 ounce sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày.

    Tự biến những bữa ăn của trẻ thành một hoạt động. Đa số trẻ sẽ kén ăn và khó có thể giữ được sự chú ý của trẻ trong thời gian ăn uống. Các bà mẹ có thể đặt trẻ lên một chiếc ghế cao được thiết kế cho trẻ ăn. Bên cạnh đó giảm mọi tiếng ồn lớn và biến bữa ăn trở thành một hoạt động nhẹ nhàng yên tĩnh của trẻ.

    Đối với những trẻ không chịu ăn một số loại thực phẩm thì các bà mẹ nên kiên nhẫn, sáng tạo và tiếp tục thay đổi cách chế biến cũng như hình thức của các món ăn để trẻ trở lên thích thú. Các bà mẹ phải đảm bảo đang cho bé ăn những loại thức ăn phù hợp với lứa tuổi của chúng. Khi 6 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu với ngũ cốc tăng cường sắt, một số loại trái cây xay nhuyễn, các loại đậu xay nhuyễn,... Sau mốc 8 tháng tuổi, trẻ có thể thử thêm một số loại thực phẩm khác.

    Việc cân bằng tốt các chất dinh dưỡng khi lên thực đơn cho trẻ cũng hết sức quan trọng. Các bà mẹ đừng quên bổ sung các loại thực phẩm đáp ứng yêu cầu về sắt và bao gồm các nguồn chất béo lành mạnh cho trẻ. Thức ăn cho trẻ không cần phải nhạt, sau 9 tháng tuổi, các bà mẹ có thể thêm một số loại thảo mộc và gia vị vào thức ăn cho trẻ để tăng thêm hương vị. Nên trao đổi với các bác sĩ nhi khoa về những loại thảo mộc nào nên ăn và nên tránh. Không nên cho thêm muối vào thức ăn của trẻ cho đến khi 1 tuổi, ngay cả đối với đường cũng nên tránh. Thay vào đó, bạn có thể cho trẻ làm quen với thức ăn có độ ngọt tự nhiên từ trái cây. Muối Không nên cho thêm muối vào thức ăn của trẻ cho đến khi 1 tuổi Khi trẻ được 1 tuổi, trẻ có thể ăn hầu hết các loại thức ăn của người lớn bằng cách băm nhỏ thức ăn để đảm bảo thức ăn dễ ăn và cho trẻ ăn theo khẩu phần thích hợp.

    Các ông bố bà mẹ không cần phải là những đầu bếp giỏi mới có thể chế biến những món ăn ngon cho những đứa trẻ của mình. Tất cả những gì họ cần làm là một ít nguyên liệu đơn giản, một chiếc máy xay sinh tố hoặc máy xay thực phẩm và ý tưởng về những món ăn họ sẽ chế biến cho bé. Thức ăn tự làm bổ dưỡng hơn so với những loại thức ăn sẵn dành cho trẻ mua từ các siêu thị. Tuy nhiên các bà mẹ cũng cần tuân thủ theo những kiến thức cơ bản trong cách chăm sóc trẻ. Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

    Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động. Trẻ cần cung cấp đủ số lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé. Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

    Tin tức liên quan
    Hội thảo khép kín chuỗi rong biển giá trị cao

    Hội thảo khép kín chuỗi rong biển giá trị cao

    Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình “Blue Ocean – Blue Foods” nhằm xây dựng bể chứa carbon cho ngành thủy sản, được điều phối bởi Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) – Hội Thủy sản Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Japi Foods. Sự kiện không chỉ mang ý nghĩa thiết thực trong việc phát triển bể chứa carbon cho ngành thủy sản, mà còn thúc đẩy xu hướng sản xuất và tiêu dùng “xanh”.

    Lễ ký kết chương trình "Blue Ocean - Blue Foods" - Khi kinh doanh là phụng sự

    Lễ ký kết chương trình "Blue Ocean - Blue Foods" - Khi kinh doanh là phụng sự

    Chiều 6/7/2024, lễ ký kết hợp tác giữa ICAFIS và JapiFoods chính thức diễn ra dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư và đại diện Hội Thủy sản Việt Nam,... Đây là dấu mốc quan trọng trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thủy sản, hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh tuần hoàn.

    Lễ ra mắt Chương trình “Blue Ocean – Blue Foods"

    Lễ ra mắt Chương trình “Blue Ocean – Blue Foods"

    “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050” chỉ rõ, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đã và đang tác động đến mọi mặt: kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu. Mỗi quốc gia phải chủ động thích ứng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực tới môi trường biển.

    Tự hào em bé Japi - Nguyễn Hoàng Tấn Phát đạt huy chương vàng Giải cầu lông các nhóm tuổi thiếu niên quốc gia 2024

    Tự hào em bé Japi - Nguyễn Hoàng Tấn Phát đạt huy chương vàng Giải cầu lông các nhóm tuổi thiếu niên quốc gia 2024

    Nguyễn Hoàng Tấn Phát - thế hệ con em CBNV Japi tự hào đạt thành tích xuất sắc tại nội dung Đơn nam - Giải cầu lông các nhóm tuổi thiếu niên quốc gia 2024 được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 25/6 - 30/6.

    Hotline
    Hotline